Màng mề gà chữa bệnh dạ dày có thể bạn chưa biết

Màng mề gà là một vị thuốc quý, rẻ tiền và dễ kiếm, được sách Đông y ghi lại với những tác dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa vô cùng hiệu quả. Khi mổ gà, lấy mề gà mổ ra, bóc ngay lớp màng bao quanh mề gà, đem rửa sạch rồi phơi. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc khi phơi khô chất giòn.

Có nhiều loại bệnh khi mắc phải không biết "chữa sao cho khỏi" dù người bệnh đã kỳ công tìm thầy tìm thuốc. Trong Đông y có nhiều vị thuốc rất hiệu quả, ngày xưa đã từng là những bài biệt dược "nổi tiếng trong thiên hạ" nhưng hiện nay nhiều người đã quen sử dụng thuốc Tây mà bỏ qua những bài thuốc truyền thống đơn giản.
Bài thuốc chữa bệnh "vừa rẻ vừa tốt" từ màng mề gà.'
Gà là động vật ăn tạp, nó ăn ngũ cốc, cỏ hạt, ăn cả côn trùng. Nhưng gà không có răng, ăn cái gì cũng đều là nuốt chửng, toàn bộ đều do dạ dày tiêu hóa, có thể thấy bộ phận tiêu hóa ở gà rất khỏe mạnh. Cho nên, ăn gà rất bổ cho tì vị. Gà có hai phần dạ dày: thứ nhất là tiền vị, thứ hai là mề. Gà không có răng, nên khi ăn đá sỏi, tất cả đều được chứa ở trong diều của gà. Thông qua quá trình cọ sát của màng mề gà và đá sỏi, cuối cùng hoàn lại là những thức ăn đã được bào nghiền rất nhỏ. Màng mề gà tiêu hóa được những thức ăn cứng cho nên nó rất có hiệu quả cho việc điều trị chứng tích thực (thức ăn tích tụ, khó tiêu).

màn mewf gà sấy khô

Có một bộ phận trong nội tạng gà được Đông y đặt tên là "hoàng kim", "kê nội kim" hay màng mề gà. Đây là một vị thuốc rất quý, được sử dụng phổ biến trong nhiều thang thuốc chữa bệnh khác nhau.
Màng mề gà có thể giải quyết tình trạng suy người nặng khí, suy nhược, tì vị xấu, nhiều chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Đây là bộ phận mà khi nói tên, nhiều người sẽ không biết là nó ở đâu. Kỳ thực, đó chính là lớp màng mỏng màu vàng ngăn cách giữa thành mề gà với thức ăn. Khi rạch mề ra, rửa sạch thì sẽ nhìn thấy.
Trong cuốn sách dược liệu "Y học trung trung sâm tây lục" (医学衷中参西录) ghi rằng, màng mề gà là lớp màng nằm trong dạ dày, chứa các chất sứ thạch, đồng, sắt… có thể tiêu hóa, nó là vị thuốc rất tốt".
Chúng ta đều biết, gà không có răng, tất cả thức ăn khi gà "nuốt chửng vào muốn tiêu hóa được đều dựa vào "tài năng và sức khỏe" của màng mề gà.
Màng mề gà có sức mạnh và độ bền đến nỗi nó có thể "chống cự" một cách an toàn khi tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có nhiều đá sỏi, vật cứng mà gà ăn hàng ngày.
Khả năng đặc biệt này của màng mề gà giúp cho nó không bao giờ bị bệnh sỏi tì vị hay gan mật mặc dù thức ăn gà "mổ rồi nuốt" vào không phải lúc nào cũng an toàn.
Từ đặc điểm này, từ xa xưa các chuyên gia Đông y đã nghiên cứu và áp dụng vào việc chữa bệnh khá phổ biến và hiệu quả.
Màng mề gà sấy khô là một vị thuốc phổ biến trong Đông y để chữa bệnh tiêu hóa (Ảnh minh họa)
1. Màng mề gà chữa sỏi mật
Màng mề gà còn có tác dụng lớn hơn, đó là làm tan sỏi thận. Ngay cả đá cũng có thể mài mòn thì chắc chắn nó có công hiệu tiêu tan sỏi thận rất tốt. Giống như những bệnh nhân mắc bệnh sỏi ở mật, sỏi thận, sỏi ở bàng quang, thường xuyên ăn màng mề gà rất tốt cho việc trị liệu. Kê nội kim là vị thuốc không thể thiếu trong việc chữa trị chứng sỏi gan của Đông y.
Gan và mật là hai bộ phận thường chăm sóc lẫn nhau. Và chỉ cần giữ có một lá gan và lá lách khỏe mạnh, thì mới có điều kiện giải quyết các vấn đề về mật. Mà kê nội kim thông qua chính việc điều dưỡng gan và lá lách khỏe mạnh mới có thể cải thiện chức năng của mật.
Kim tiền thảo khô (Ảnh minh họa)
Màng mề gà khi đi qua bàng quang, có thể giúp loại bỏ vật cứng và làm tiêu sỏi. Trong sách " Y lâm tập yếu" (医林集要) ghi rằng màng mề gà có tác dụng điều trị bệnh tiểu lắt nhắt, tiểu không hết, gan mật có sỏi.
Cách sử dụng: Chế biến màng mề gà cùng với kim tiền thảo, sắc uống như bình thường.
2. Màng mề gà chữa dạ dày lạnh ướt, suy nhược.
Màng mề gà là vị thuốc có tính bình (cân bằng) có tác dụng làm chuyển hóa linh hoạt công năng của lá lách, giúp dạ dày khỏe mạnh, giải quyết tình trạng tì vị lạnh hàn, suy nhược.
Cách sử dụng: Trong cuốn "Y học trung trung sâm tây lục" hướng dẫn rằng, dùng các nguyên liệu gồm: Bạch truật (白术 Atractylodes macrocephala) 200g, gừng khô (干姜)100g, màng mề gà 100g, thịt táo tàu nấu chín 250g.
Tất cả nấu chín kỹ, làm nhuyễn rồi trộn thành hỗn hợp cho thật đều, vắt nặn thành miếng mỏng như bánh, sao sấy khô trên than hoa. Khi bụng đói có thể làm thành món ăn vặt giúp điều trị bệnh tì vị hàn lạnh vô cùng hiệu quả.
3. Màng mề gà chữa bệnh chán ăn, khó tiêu, suy dinh dưỡng.
Do tác dụng đặc biệt của màng mề gà với sức khỏe của tì vị nên người xưa đã dùng nó để chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia Đông y sẽ hướng dẫn bệnh nhân nấu màng mề gà cùng với gạo, khoai môn, sữa, thịt để điều trị các rối loạn chức năng tiêu hóa.
Cách sử dụng: Kết hợp màng mề gà với táo gai (山楂) , mạch nha (麦芽), có thể nâng cao vai trò thúc đẩy tiêu hóa trong điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa nặng.
Màng mề gà kết hợp với bạch truật (白术), khoai mỡ (山药) , sử quân tử (使君子 Combretum indicum) có thể chữa bệnh cho trẻ em bị suy dinh dưỡng, tì vị hư nhược.
4. Màng mề gà điều trị buồn nôn, trào ngược dạ dày
Trong sách "Thiên kim phương" (千金方) ghi chép rằng, người nào sau khi ăn bữa tối dễ bị lợm giọng, buồn nôn, ợ hơi, trào ngược dạ dày thì nên ăn màng mề gà.
Hai món ăn nổi bật nhất mang lại sức khỏe và dinh dưỡng tốt
1. Màng mề gà hấp trứng
Thành phần: 2 quả trứng, 6 hạt (trái) kỷ tử 6, muối vừa ăn, 1 muỗng cà phê màng mề gà nghiền nát, 150ml nước lộc.
Cách thực hiện:
- Đánh đều trứng với 1 chút muối và bột màng mề gà. Thêm 1 chút nước sôi nguôi tiếp tục khuấy đều (tăng độ xốp mềm của món ăn).
- Cho vào nồi hấp khoảng 18 phút, đến khi gần chín thì cho hạt kỷ tử vào rồi tắt bếp. Ăn nóng ấm.

2. Cháo màng mề gà: Cải thiện tiêu hóa, giúp thèm ăn

Thành phần: 500g sườn (xương) lợn, Màng mề gà 3g, cà rốt 200g, 150g gạo, dầu, muối, hành lá, gừng.
Cách thực hiện:
- Gừng thái lát, xương sườn làm sạch, cà rốt cắt thành miếng, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu. Ninh nhỏ lửa khoảng 1,5 giờ, vớt bỏ xương và màng mề gà ra.
- Tiếp tục cho vào nồi, thêm chút nước nấu với gạo. Ninh nhỏ lửa đến khi gạo chín mềm thành cháo, thêm gia vị, hành hoa để ăn lúc nóng ấm.
(Lưu ý: Đây là bài thuốc do chúng tôi dịch từ tài liệu nước ngoài. Độc giả vui lòng cân nhắc và tham khảo kỹ trước khi áp dụng).


Các vị thuốc

Món Bánh

Món Bún

Món Canh

Món Cháo

Món Chay

Món Chè

Món Chiên

Món Cơm

Món Cuốn

Món Gỏi

Món Hầm

Món Hấp

Món Khai Vị

Món Kho

Món Lẩu

Món Luộc

Món Nướng

Món Rán

Món Thập Cẩm

Món Xào

Sinh Tố