logo đặt tên cho con

Mối nguy hại của những cuộc hôn nhân cùng huyết thống

Tại một số vùng hẻo lánh vẫn còn tồn tại tập tục cổ hủ là người trong gia tộc kết hôn với nhau, họ cho rằng như vậy thì mối quan hệ sẽ càng thân thiết hơn. Thực ra những cuộc hôn nhân này gây ra một mối nguy hại rất lớn, chủ yếu là tăng cơ hội để các căn bệnh di truyền phát triển cho các thể hệ sau.

Theo thống kê của trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số (Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế), tại một số dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Chứt… và đặc biệt là các dân tộc Si La (Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Mông Xanh (Lào Cai), Rơ Mân, Brâu (Kon Tum) thì cứ 100 trường hợp kết hôn thì có 10 trường hợp là hôn nhân cận huyết thống. Và họ đang là những dân tộc ít người có nguy cơ suy giảm số lượng và chất lượng dân số rõ rệt nhất do tình trạng giao phối hôn nhân cận huyết gây ra. Cũng theo tài liệu khảo cứu của trung tâm này, thì có vùng đồng bào dân tộc vẫn áp dụng hôn nhân cận huyết thống một cách triệt để đến mức, chỉ cho phép những người trong cùng họ hàng, huyết thống lấy nhau, nếu vi phạm sẽ bị phạt.

Có thể có rất nhiều người mang trong mình những gen của mầm bệnh di truyền những không thể hiện ra, đó là những người mang bệnh di truyền tính ẩn, nếu như họ lấy người có cùng huyết thống, người mang họ hàng mang gen bệnh di truyền thì con cái của họ sẽ thể hiện rỏ những bệnh di truyền mang tính ẩn của bố mẹ, về lâm sàng thì dó là bệnh tật. Như vậy thì cơ hội bệnh di truyền sẽ bị tăng rất cao, nếu họ lấy người không cùng huyết thống cơ hội để cùng mang gen bệnh di truyền rất hiếm, vậy thì con cái họ cũng sẽ hiếm bị mắc bệnh di truyền. Theo thống kệ, tỷ lệ từ vong của trẽ ở những người có cũng huyết thống lấy nhau cao hơn 3 lần so với những người không cùng huyết thống, tỷ lệ phát bệnh có tính gen di truyền của con cháu những người kết hôn cùng huyết thống sẽ cao gấp 150 lần so với con cháu của những người không cùng huyết thống lấy nhau.

Vậy thì thế nào là kết hôn có cùng huyết thống? Có cùng huyết thống tức là có cùng chung một dòng máu trực hệ (bố mẹ và con cái, ông bà nội với cháu nội, ông bà ngoại với cháu ngoại) và chung một dòng máu liên quan trong ba đời (anh chị em một, anh chị em họ, cô, dì, chú, bác...).

Theo tenchocon.com nếu đã lấy nhau rồi thì cũng cần phải tư vấn về gen trước khi có thai. Những đứa trẻ đã được sinh ra thì cần phải tăng cuờng kiểm tra định kỳ. Đứa con đầu đã mắc bệnh có tính gen di truyền thì cần phải đi khám bác sỹ xem có nên sinh đứa thứ hai hay không, nếu như ôm mộng cầu may mà mạo hiểm sinh thêm đứa nữa thì phải nói rằng tý lệ phát bệnh về gen di truyền chắc chắn bao giờ cũng cao hơn những người hình thường rất nhiều. Bạn cũng đã thấy một số trường hợp cố sinh đã tự tạo ra cho mình gánh nặng như có cặp vợ chồng là anh chị em họ sinh được 3 đưa con, đứa nào đầu cũng bị dị dạng rất nhỏ, quanh năm chỉ biết nằm trên giường.

Cần phải tránh kết hôn có cùng huyết thống như vậy mới ngăn chặn được tỷ lệ phát bệnh gen di truyền, đông thời như vậy sẽ nâng cao được chất lượng dân số của cả nước. Hiện nay trong luật hôn nhân cũng đã quy định "Những người có chung huyết thống và chung đòng máu trong ba đời không được kết hôn với nhau".