Sinh mổ có đau không
Thoạt nghe, bạn sẽ thấy sinh mổ là cách hay nhất để bé chào đời. Bạn không phải trải qua những cơn co thắt tử cung đau đớn, vật vả. Bạn khỏi phải lo mình thật sự chuyển dạ hay chưa, thế nhưng điều mà các bà mẹ từng sinh con qua âm đạo đôi khi quên là sinh mổ không êm ái, nhẹ nhàng như chúng ta tưởng. Vết mổ ở bụng không lành nhanh và êm như ta tưởng dễ chịu một chút nào. Nếu bạn phải gây mê khi mổ thì lúc tỉnh dậy, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt hoặc ói mửa do hiệu ứng của thuốc mê...
Tuy nhiên, kể ra nhiều biển chứng như thế không phải để nói sinh mổ là “sự ghê rợn”. Cách này đã và đang góp phần cứu sinh mạng của vô số bà mẹ và thai nhi, ngăn ngừa rất nhiều tổn thương liên quan đến sinh nở. Điều đặc biệt là bạn có thể nhờ bác sĩ định ngày sinh nơm nớp chờ ngày sinh tự nhiên (qua âm đạo) vốn khó xác định vì lệ thuộc tình trạng thai và thể chất của từng thai phụ.
Cho dù bạn chắc chẵn 100% rằng mình không cần phải sinh mổ, nhưng bạn cũng nên đọc phần này, phòng hờ sự cố có bất ngờ xảy ra khiến bạn phải sinh theo cách này.
Trước khi sinh mổ
-
Bác sĩ sẽ cho bạn uống loại thuốc có công dụng làm khô các chất tiết ra ở miệng, và loại thuốc giảm độ axit trong dịch vị.
-
Có thể bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một liều kháng sinh để ngăn ngừa mọi khả năng nhiễm trùng.
-
Bụng dưới của bạn được vệ sinh sạch sẽ, lông âm hộ (âm mao) cũng được cạo sạch.
-
Ống thông tiểu được đặt vào bàng quang để giảm nguy cơ tổn thương trong qúa trình mổ (bàng quang đầy nước tiểu dễ bị tổn thương hơn).
-
Kim chích ven được ghim vào bàn tay hoặc cánh tay để bác sĩ tiêm thuốc hoặc dịch chất cần thiết trong khi mổ.
-
Bạn sẽ được gây tê cục bộ hoặc toàn hộ.
-
Y tá sẽ lau bụng bạn bằng dịch sát trùng rồi phủ khăn đã khử trùng lên.
Trong khi sinh mổ
-
Khi thuốc tế có tác dụng, bác sĩ sẽ rạch thành bụng và thành tử cung. Bạn cảm thấy đôi chút lực đè lên khoang bụng, nhưng không thấy đau.
-
Túi nước ối được mở cho nước ối chảy ra.
-
Thai nhi được lấy ra. Bạn cảm thấy như người ta bứng đi một cái gì đó trong bụng mình. Một số sản phụ ói mửa sau khi thai nhi được lấy ra vì lớp phúc mạc(màng bụng) bị chạm gây nên phả ứng này.
Sau khi sinh mổ
Dây rốn được kẹp lại: nhau thai được hút ra hết. Bé sẽ trải qua xét nghiệm Apgar để thẳm tra về ngoại hình, nhịp tim, cảm ứng với tác nhân kích thích, cử động, và hô hấp. Xét nghiệm Apgar tiến hành 2 lần: 1 phút và 5 phút sau khi sinh. Mỗi phương diện thẩm tra có tối đa 2 điểm. Nếu được 7 điểm hoặc hơn, trẻ mạnh khỏe; nếu 5 hoặc 6 điểm, trẻ cần được cho hồi sức; nếu dưới 4 điểm, trẻ gặp vấn đề trầm trọng.
-
Tử cung và khoang bụng được khâu lại. Bạn sẽ có dịp ôm bé nếu cả mẹ và con đều khỏe mạnh.
-
Bạn sẽ được đưa vào phòng hổi sức để theo dõi tình trạng sức khỏe, và kiểm tra xem có còn chảy máu hay bị biến chứng hậu sản nào không.
-
Y tá sẽ chích kháng sinh hoặc cho bạn uổng thuốc giảm đau.
-
Bạn được đưa về phòng hậu sản để dưỡng sức.
-
Khoảng 6 - 8 giờ sau khi sính, bác sĩ sẽ lấy ống thông tiểu ra và bạn được khuyên nên đi lại.
-
Bạn được vô dưỡng chất (truyền địch) 1 hoặc 2 ngày cho đến khi bạn có thể ăn uổng bình thường trở lại.
-
Nếu không có biến chứng gì phát sinh, chừng 3 – 5 ngày Sau khi sinh mổ, bạn có thể về nhà.
Sinh qua âm đạo sau lần sinh mổ:
Các bác sĩ thường cho rằng nếu lần đầu đã sinh mổ thì những lần sau đều như vậy. Tuy nhiên nhiều bác sĩ khuyến khích thai phụ sinh con theo cách tự nhiên (qua âm đạo) sau lần sinh mổ đầu tiên.
Sinh qua âm đạo ít rủi ro, chóng bình phục hơn sinh mổ và cho phép bạn đóng vai trò chủ động trong sự ra đời của hé. Tuy nhiều, nếu đã sinh mổ, rất có thể vết thẹo do bị rạch lần trước nứt ra, đe dọa đến sự sống của bạn và thai nhi. Dĩ nhiên, xác suất xảy ra biến chứng này rất thấp, chỉ khoảng 1/1000; và tỉ lệ thành công của việc sinh con qua âm đạo sau lần sinh mổ khoảng 50 - 80%.
-
Bác sĩ khuyên bạn không nên sinh qua âm đạo nếu:
-
Vết rạch ở tử cung của bạn là vết cắt dọc, không phải vết cắt ngang vì có nguy cơ tử cung bị bong.
-
Lưu ý: vết rạch nơi tử cung không phải lúc nào cũng cùng chiều với vết rạch trên bụng.
-
Bạn mang song thai.
-
Thai nhi nằm ngược hoặc năm ngang.
-
Thai nhi khó chui qua xương chậu.
-
Thai nhi có dấu hiệu nguy kịch(như dây rốn quấn cổ).
-
Dù dinh con theo cách nào đi chăng nữa, bạn cũng phải nhớ rằng điều quan trọng là làm sao để cả mẹ và con đều khỏe mạnh.
Dữ liệu và con số: Theo nghiên cứu gần đây của viện đại học Yale sinh mổ tăng gấp 4 lần trong 20 năm qua, cứ 5 trẻ sơ sinh thì có một bé sinh mổ
|