Bệnh vàng da ở trẻ mới sinh có bình thường không?
Da và võng mạc vàng thường được y học gọi là chứng vàng da. Sau thời kỳ mới sinh, nếu ở trẻ trên 1 tuổi và người lớn xuất hiện hiện tượng vàng da thì đó là biểu hiện của bệnh, tức là bệnh vàng da có tính bệnh lý, còn trẻ mới sinh đặc biệt là trẻ được 1 - 14 ngày tuổi mà có biểu hiện này thì có thể coi là hiện tượng bình thường, tức là vàng da có tính sinh lý, cũng có thể là hiện tượng bất thường tức là bị bệnh vàng da có tính bệnh lý.
Vàng da có tính sinh lý hoàn toàn do đặc điểm chuyển hoá của Bilirulin ở trẻ mới sinh tạo nên, còn bệnh vàng da không do một nhân tổ bệnh nào khác dẫn đến. Thường xuất hiện 2 - 3 ngày sau khi sinh, biểu hiện rõ nhất khi bé khoảng một tuân tuổi. Sau đó dần đầu biến mất, khoảng 10 - 14 ngày thì mất hoàn toàn, thông thường phần da vàng thường xuất hiện ở vùng mặt, thân người; còn việc tiêu hoá, bài tiết, khóc đều bình thường.
Nếu có một trong những trường hợp sau đây thì bạn cần phải nghĩ ngay đến hiện tượng vàng da có tính sinh lý:
-
Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng từ 24 - 48 giờ sau khi sinh.
-
Vàng da ở mức độ nặng, toàn thân của trẻ sơ sinh bị vàng, rõ nhất là vùng tay chân và phát triển nhanh.
-
Thuyên giảm chậm, sau khi sinh 2 tuần vẫn chưa biến mất hoặc sau khi mất đi lại xuất hiện trở lại và tái phát nặng hơn...
-
Kèm theo hiện tượng sốt, ăn uống kém, sức khoẻ suy sụp.
Điều nguy hiểm nhất khi có hiện tượng vàng da ở trẻ mới sinh là bilirubin trong huyết thanh sẽ đi vào vùng não gây tổn hại hệ thần kinh, dẫn đến vàng da, nổi hạch hoặc để lại di chứng sau này, gây ra trí lực kém, liệt não, điếc và nhãn cầu cử động kém ở trẻ.
Do đó bố mẹ không được coi nhẹ hiện tượng da vàng ở trẻ mới sinh. Cần kịp thời đi khám để bác sĩ nhi khoa xác định vàng da là do sinh lý hay bệnh lý.
Theo giỏi và phòng tránh
Bệnh vàng da hay còn gọi là bệnh não Bilirubin là chỉ bệnh do nồng độ Bilirubin gián tiếp tự do trong huyết thanh tăng cao rỏ rệt, xuyên qua là chắn huyết não đi vào thực chất não làm cho thần kinh não viêm, từ dó sinh ra hàng loạt triệu chứng rối bạn chức năng não.
Bệnh vàng da ở trẻ mới sinh được biểu hiện thành 4 thời kỳ, kỳ đầu tiên là thởi kỷ cảnh giác, trẻ quá phấn khích, thời gian thức dài, hay giật mình, khóc to hoặc thích ngủ, không ăn, không khóc, không hoạt động gì. Kẻo dài chừng 12-14h thì bước vào thời kỳ thứ hai, tức là thời kì co giật. Ở trẻ xuất hiện hiện tượng động kinh, thần trí đờ đẫn, hai mắt mở to, tứ chỉ co cứng, chảy nước dãi, môi thâm tím. Một số đứa trẻ còn thấy có triệu chứng sốt, nặng thì có thể dẫn đến tắc thở, tử vong. Thời kỳ này thường kéo dài 24 - 48h. Thời kỳ thứ ba là thời kỳ khôi phục. Số lần động kinh ở trẻ giảm đi, thần trí hồi phục, xuất hiện di chứng vào 2 - 4 tháng sau khi sinh. Thời kỳ thứ tư là thời kỳ di chứng. Trẻ yếu, não bị liệt, chậm chạp, nhãn câu khó di chuyển...
Một khi bệnh phát sinh, tuyệt đại đa số đều để lại di chứng sau này. Hiện nay chưa có cách chứa trị. Do vậy việc phòng bệnh này là rất quan trong. Vậy trong gia đình làm thể nào để đề phòng phát sinh bệnh này? Trước tiên khi phát hiện da của trẻ vàng từng chỗ thì phải đưa bé đi khám ngay. Sau đó phải theo dõi sát sao những biến đổi của chứng bệnh vàng da ở trẻ mới sinh, đặt biệt chủ ý cần phải theo dõi dưới ánh sáng. Điều đáng chủ ý là trong phòng ngủ của trẻ không nên treo riđô sẩm màu, điều này là để tránh quan sát phán đoán sai chửng vàng da ở trẻ.
Thế nào là chứng vàng da do sữa mẹ?
Chứng vàng da do sữa mẹ là chỉ chứng vàng da xuất hiện rất sớm ở những đứa trẻ sau khi được nuôi bằng sữa mẹ. Nguyên nhân phát sinh chứng này hiện nay chưa xác định rõ, chủ yếu nó có liên quan tới việc tăng tuần hoàn gan ruột chuyển hóa Bilirubin, sau khi ruột non hấp thụ sẽ đi vào tuần hoàn gan một, gây nên tăng Bilinbin gián tiếp trong máu, dẫn đến bệnh vàng da. Chứng vàng da do sữa mẹ phân thành hai dạng: Dạng phát sớm và dạng phát muộn. Thời gian xuất hiện bệnh vàng da phát sớm và thời gian nặng nhất của bệnh vàng da đều giống chứng vàng da do sinh lý. Dạng phát muộn thường xuất hiện hoặc tái phát nặng hơn sau khi chứng vàng da do sinh lý giảm nhẹ hoặc biến mất, thời điểm nặng nhất là 2 - 3 tuần sau khi sinh, kéo dài khoảng 6 - 12 tuần.Chứng vàng da so sữa mẹ, sau 3 - 5 ngày ngừng nuôi bé bằngsữa mẹ thì hiện tượng vàng da sẽ giảm rõ rệt hoặc biến mất, sau khi bú lại thì hiện tượng này lại xuất hiện hoặc nặng thêm. Chứng vàng da do sứa mẹ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, chưa phát hiện được trường hợp nào bị chứng vàng da do sữa mẹ dẫn đến. Vì vậy, thường không cần ngừng cho bé bú. Khi chứng vàng da rõ rệt có thể ngừng cho bé bú từ 3 - 5 ngày, sau dó lại có thể bắt đầu cho bé bú.
|