logo đặt tên cho con

Bệnh ho gà

Khái Niệm

Bệnh ho gà là loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn hình que ho gà gây ra, và dễ lây nhiễm ở trẻ từ 5 tháng tuổi trở xuống, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, thậm chí có trường hợp là trẻ sơ sinh.

Triệu chứng ho gà:

Ban đầu của ho gà gấn giống với triệu chứng cảm cúm, như ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi. Sau từ 4 - 5 ngày, các triệu chứng khác biến mất, riêng triệu chứng ho ngày càng trầm trọng hơn, người bệnh thường ho về đêm nhiều hơn, đến tuần thứ hai của thời kỳ nhiễm bệnh, người bệnh thường ho nhiều và kéo dài, do quá trình hô hấp nên không thể không tránh khỏi việc phải lấy hơi thật sâu, lúc này khi không khí nhanh chóng đi qua thanh đới nhỏ hẹp sẽ phát ra tiếng thở mạnh có âm điệu cao như tiếng gà trống gáy, tiếp đến là ho liên tục. Ðối với trẻ nhỏ, thông thường khi ho sẽ gây ra sức ép lớn lên bụng nên thường làm cho thức ăn trong dạ dày nôn ra ngoài. Khi bị ho liên hồi, trẻ thường mặt đỏ tía tái, nước mắt giằn giụa, chảy nước mũi, thè lưỡi, thân gập xuống rất mệt mỏi. Khi ho, do áp lực tĩnh mạch của xoang trên tăng cao cho nên mí mắt sưng to, chảy máu cam.

Sau một cơn ho, trẻ lại trở lại trạng thái hình thường. Thông thường, trẻ không bị sốt nếu không có bệnh hội nhiễm (thường gặp nhất là bệnh viêm phổi, viêm não) thì sau khoảng thời gian từ 1 - 2 tháng, triệu chứng ho sẽ biển mất. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh do cơ bụng, ngực của bé chưa phát triển hoàn thiện nên khi mắc bệnh ho gà thưởng không xuất hiện tình trạng ho liên hồi nói trên, mà chỉ biểu hiện ở sắc mặt tím tái, khó thở, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến từ vong, vì vậy công việc chăm sóc bé là cực kỳ quan trọng.

Sau khi khỏi bệnh, nếu trong thời gian ngắn lại bị cảm cúm hoặc có triệu chứng ho thì dây không phải là tình trạng tái phát của ho gà, đó chỉ là "phản ứng dấu ẩn", khi hết cãm cúm hiện tượng ho cũng sẽ biển mất. Khi mắc bệnh ho gà, tổng số tế bào trắng tăng lên một cách rõ rệt, tế bào Limpha là 60 - 70%. Sau khi mắc bệnh ho gà, trẻ cần được cách ly đến 40 ngày tính từ lúc phát bệnh hoặc 30 ngày tính từ lúc xuất hiện hiện tượng ho liên tục.

Phòng bệnh ho gà:

  • Ðối với người bệnh có tiếp xúc gần mà chưa qua tiêm chủng vecxin phòng bệnh ho gà thì nên theo dõi trong vòng 21 ngày.
  • Tiêm ngừa vaccin cho trẻ để tạo miễn dịch chủ động (đạt hiệu quả từ 70 - 90%). Bắt đầu từ 3 tháng mới nên tiêm phòng văcxin cho trẻ, 1 tháng/ lần, tất cả là 2 lần về sau tiêm chủng định kỳ có thể có tác dụng phòng ngừa bệnh ho gà.
  • Phát hiện và cách ly sớm cho những trẻ nghi ngờ bị ho gà trong thời kỳ xuất tiết. 
  • Ớ thời kỳ đầu nhiễm bệnh nên sử dụng Erythromyxin để có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, liệu trình từ 7 - 10 ngày.

Điều trị ho gà: 

  • Với trẻ lớn và thể nhẹ thì có thể cho điều trị ngoại trú hay ở các tuyến cơ sở. Các thuốc an thần, giảm ho, long đàm, kháng histamine không có hiệu quả mà có thể gây nguy hiểm. 
  • Đối với trẻ nhỏ, mẹ phải cho ăn lỏng hoặc bú nhiều lần trong ngày và từng ít một. Khi trẻ ho phải bồng ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên. Phải hướng dẫn cho bà mẹ biết cách móc đờm giải, biết cách hô hấp nhân tạo miệng-miệng khi trẻ ngưng thở, tím tái trong bối cảnh chưa cấp cứu kịp. Phải tránh khói bếp, nhất là khói thuốc lá.
  • Những trường hợp nặng và trẻ quá nhỏ thì phải đưa vào bệnh viện để theo dõi tại phòng cấp cứu đặc biệt. 
  • Điều trị thuốc: - Erythromycine 30 - 50 mg/kg/24 giờ chia 4 lần uống hoặc Cotrimoxazole 30 - 50 mg/kg/24 giờ. Kèm theo Prednisolone 1 - 2 mg/kg/ngày. Salbutamol 0,2 mg/kg/ngày. 
  • Thời gian điều trị là 14 ngày. Đối với trẻ sơ sinh thì chống chỉ định với Cotrimoxazole. 

Biến chứng bệnh ho gà:

1. Biến chứng ở đường hô hấp: 
- Viêm phổi: là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20%, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis nhưng thường gặp nhất là do vi khuẩn thứ phát xâm nhập vào. 
- Xẹp phổi: chiếm tỷ lệ 5%. Nguyên nhân do các nút nhầy làm bít tắc các phế quản nhỏ. 
- Trong giai đoạn kịch phát, do cơn ho quá dữ dội dễ làm vỡ các phế nang gây ra tình trạng tràn khí mô kẽ hoặc tràn khí dưới da. 
2. Biến chứng thần kinh: 
- Co giật thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. 
- Liệt nửa người, liệt chi và mất ngôn ngữ là do xuất huyết hoặc xung huyết não. 
- Tetanie xuất hiện khi trẻ nôn mửa nhiều. 
- Bệnh não cấp còn gọi là chứng kinh giật ho gà. 
3. Biến chứng cơ học: 
Loét hãm lưỡi, vỡ cơ hoành, thoát vị rốn, bẹn, sa trực tràng, tụ máu dưới kết mạc, bầm tím dưới mí mắt, và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ. 

Chẩn đoán:

  • Có nguồn lây rõ ràng. Lâm sàng chứng kiến cơn ho điển hình của ho gà. 
  • Bạch cầu tăng cao trong máu ngoại vi và dòng lympho chiếm ưu thế. 
  • Cấy tìm trực khuẩn ho gà từ dịch xuất tiết ở mũi họng. Tỷ lệ dương tính khoảng 30 - 60% trong giai đoạn xuất tiết hay đầu giai đoạn ho cơn. 
  • Làm kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để xác định ADN của vi khuẩn ho gà lấy từ dịch mũi họng, kỹ thuật này rất nhanh và đặc hiệu hơn cấy tìm vi khuẩn. 



Hợp tác và góp ý xin gửi về email: minhviendn@gmail.com ĐT: (+84) 0903992413