logo đặt tên cho con

Bệnh sởi ở trẻ em- không có thuốc điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em. Kể từ lúc thực hiện tiêm chủng mở rộng loại virút này cho trẻ em vào năm 1960 thì tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ mới có chiều hướng thuyên giảm rõ rệt, tính chu kỹ lây lan mất đi và độ tuổi nhiễm bệnh có xu hướng chuyển sang độ tuổi cao hơn.

- Bệnh sởi do virút sởi gây ra; bệnh này có tính lây lan rất cao và thường dễ nhiễm bệnh vào mùa đông và mùa xuân. Virut sởi tiềm ấn trong nước mắt, nước bọt và trong dịch tiết của đường hô hấp cho nên trẻ thường bị lây nhiễm qua các biểu hiện như ho, hắt xì hơi...

- Thời gian ủ bệnh của sởi là 10 ngày. Trong thời kỳ đầu phát bệnh thường có các triệu chứng như cảm cúm, sốt, chảy nước mũi, ho, sợ ánh sáng, nước mắt giàn giụa, nhiệt độ không giảm, đến ngày thứ 3 - 4 thì xuất hiện những vết chấm trắng nhỏ ở khu vực niêm mạc và hai bện khoang miệng, xung quanh có màu đỏ. Thông thường chúng ta dể phát hiện thấy triệu chứng của sởi ở phần mặt, đầu, trên thân người, lưng, tứ chỉ và cuối cũng là ở lòng bàn tay, bàn chân. Sau khi mắc sởi, nhiệt độ cơ thể sẽ dần giảm xuống, triệu chứng toàn thân thuyên giảm và biến mất dần theo thời gian, trong vòng khoảng từ 3 - 4 ngày da sẽ bóc vảy, chỉ còn lại những sắc tố. Nếu bệnh tiến triển thuận lợi thì bệnh chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nửa tháng.

- Trường hợp nặng do sức đề kháng của người bệnh yếu lại nhiễm khuẩn mạnh, các nốt ban không thể mọc được dễ xảy ra những biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi và viêm não tuỷ cấp , tiêu chảy… cần đưa đi bệnh viện ngay.

- Theo Đông y gọi chứng bệnh sởi là ma chẩn, một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi vào mùa đông xuân. Này nay, sởi lại xuất hiện ở cả người lớn tuổi, rất có thể do tình trạng miễn dịch bị suy giảm.

- Nếu sởi xuất hiện không rõ ràng hoặc xuất hiện một phần rồi đột ngột biến mất, Sắc mặt nhợt nhạt, tứ chỉ lạnh cóng, sởi xuất hiện toàn thân nhưng vẫn sốt cao, ho, khó thở hoặc khàn giọng, khó thở, co giật cần phải kịp thời đưa bé tới bệnh viện.

- Khi mắc sởi thường là không có thuốc chữa trị đặc hiệu mà chủ yếu là do chăm sóc mới có thể nhanh chóng khỏi bệrth. Để tránh biến chứng nặng cho trẻ mắc sởi, các bậc phụ huynh nên có sự chăm sóc đúng cách cho các bé, cho các bé ăn đủ chất và chỗ ở phải đảm bảo thoáng, sạch sẽ, vệ sinh cơ thể cho các bé, thay quần áo thường xuyên, đảm bảo vệ sinh răng miệng cho các bé , tránh đưa các bé ra ngoài gió. Đang trong mùa dịch bệnh, cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ khỏi nguồn lây bệnh như không tiếp xúc với người mắc sởi hoặc nghi mắc sởi, hạn chế đến chỗ đông người, nghỉ học, cách ly các bé dưới 5 tuổi tiếp xúc với người bệnh.

Chú ý:Không có vắc xin nào có hiệu qủa bảo vệ 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời. Các bà mẹ phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi đưa trẻ đi tiêm chủng.

 

Hãy để chuyên gia giúp bạn

Đặt tên cho con theo phong thủy

  • Chọn tên với ý nghĩa tích cực, âm thanh hài hòa, mang đến cảm giác may mắn, thành công, và sức khỏe
  • Phân tích tứ trụ bát tự, chọn tên để bổ sung hành khuyết hoặc cân bằng các yếu tố ngủ hành, tăng cường may mắn, cải thiện vận mệnh.
  • Danh tính học, tính ngủ cách dự đoán tương lai.
  • Đưa ra các lời khuyên, phương pháp hành động, lối sống của mỗi cá nhân nhằm cải thiện vận mệnh.
“Đặt một cái tên hay là chìa khóa khởi đầu cho sự may mắn.”
Đăng Ký

Hợp tác và góp ý xin gửi về email: minhviendn@gmail.com ĐT: (+84) 0903992413