logo đặt tên cho con

Thiếu Vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ em

Biểu hiện bệnh: Nếu thấy con bạn có biểu hiện thường gặp nhất là các cơ của trẻ yếu, các động tác như ngồi, đứng hay đi lại đến chậm hơn so với các trẻ cũng trang lứa. Lượng canxi máu giảm sút có thể gây ra sự đau cơ, nên thường xuyên lo lắng, hay giật mình ban đêm; do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, trẻ thường xuyên ra nhiều mô hôi, đặc biệt là vùng đầu, vùng chẩm, thóp đầy mềm, chân vòng kiềng, chậm mọc răng. thì hãy nghĩ đến bệnh còi xương, thiếu Vitamin D.

Nguyên Nhân: Vitamin D là nguyên tổ dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ hấp thụ Canxi, photpho. Nếu trong thức ăn của trẻ thiểu vitamin D và trẻ sống trong môi trường thiếu ánh sáng thời gian dài sẽ có thể làm giảm khả nãng hấp thụ canxi, photpho, khiến nồng dộ canxi trong máu thấp. Tuy nhiên phần sụn ở hai đoạn xương ống vẫn tiếp tục phát triển do đó không đủ khả nãng để vôi hoá thành các tổ chức xương hình thường, các tổ chức dạng xương này sẽ tiếp tục dầy lên ở hai đầu đoạn xương khiến phần đó phình to, biến dạng. Ở phần giữa của xương ống, do mãng xương không thể dầy lên đến độ cần thiết, do tác dụng của ngoại lực sẽ rất dễ gây ra các loại biến dạng. Do tốc độ tăng trưởng của bộ xương nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ. sự thay đổi của bộ xương thường phát sinh ở bộ phận phát triển mạnh nhất. Ví dụ như: trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu, phần đầu phát triển nhanh nhất, lúc này nếu thiếu vitamin D xương sọ có thể bị mềm hoá tức là khi dùng tay ẩn mạnh vào vùng chẩn và đỉnh đầu trẻ sẽ có cảm giác như ẩn vào quả bóng bàn, thường gọi là đầu bóng bàn; phần trán trước do các tổ chức dạng xương đầy lên mà đột nhiên bị gồ lên. Trẻ thiểu vitamin D thường dẫn đến hiện tượng thóp đầy và mọc răng chậm (sau 10 tháng trẻ mới mọc răng).

Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi, phần ngực phát triển rất nhanh, nếu thiếu vitamin D xương ngực của trẻ rất dễ bị dị hình. Sau 1 tuổi, khi trẻ bắt đầu tập đi nếu thểu vitamin D, phần chân đo phải chịu sức nặng cơ thể nên càng ngày càng bị biển dạng (chân hình Chữ O, chữ X mà thường gọi là chân vòng kiềng). Trẻ thiểu vitamin D nghiêm trọng còn xuất hiện triệu trứng hẹp xương chậu. Bởi vậy, thiếu vitamin D còn được gọi là bệnh còi xương.

Mấy năm gần đây, khoa học đã phát hiện trẻ thiểu vitamin D thì khả năng miễn dịch kém và dễ bị viêm đường hô hấp.

Bệnh còi Xương còn đề gây ảnh hưởng đến nhiều vấn để khác như ảnh hưởng đến xương, cơ, hệ thần kinh... Do tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ nhỏ rất lớn, ảnh hưởng rộng và hệ xương đã bị dị hình thì việc chữa trị rất khó khăn. Từ năm 1984, bệnh này đã được liệt vào một trong bốn căn bệnh nghiệm trọng của khoa nhi. Nhưng do nguyên nhân và cơ chế phát bệnh của bệnh này rõ ràng, nên chỉ cẩn kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ, kịp thời bổ sung lượng canxi và dầu gan cá (có chứa vitamin D), thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu cần thiết thì cho trẻ sữ dụng vitamin D điều chể theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh còi xương sẽ có thể điều trị tận gốc.

Phòng Ngừa: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, từ 15 đến 20 phút trước 9h sáng có thể chống được bệnh còi xương. Chú ý để chân, tay, bụng, lưng lộ ra ngoài trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tránh cho trẻ nhìn trực tiếp ánh sáng mặt trời, dễ tổn thương cho mắt.(nên đeo kính chống nắng thì tốt)

Tắm nắng cho bé

                    tắm nắng

Cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin D có trong tự nhiên như cá, trứng gà, sữa mẹ, các loại rau xanh.

Phương pháp dùng thuốc: Đối với các trẻ còi xương nặng lúc này cho dù tăng cường cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều Canxi và photpho đường ruột của bé cũng không có khả năng hấp thụ do đó các bác sĩ chủ trương cho trẻ dùng Vitamin D3 và uống bổ sung Canxi.

Vitamin D3 là loại thuốc có chứa vitamin D, nhưng hàm lượng của hai loại này có sự khác biệt rất lớn: vitamin D3 chỉ chứa D, hàm lượng của mỗi một ổng là 30 vạn đơn vị quốc tế, mỗi một mũi tiêm có thể duy trì hiệu quả điều trị trong vòng một tháng, bởi vậy trong thời gian này không cần dùng thêm dầu gan cá, dùng loại thuốc có chứa hỗn hợp cả vitamin D và canxi, mỗi một ống chứa 5000 đơn vị quốc tế tiêu chuẩn, chỉ bằng 1/60 so với vitamin D3, do đó cần phải tiêm cho trẻ mỗi ngày hoặc cách ngày một lấn. Ngoài ra mỗi một ngày trẻ bình thường cần 400 đến 600 mg canxi là khá khó khăn, sau khi tiêm nhiều lần chỗ tiêm dễ bị nổi cục cứng. Ðiểm yếu của tiêm vitamin D3 là không có chứa canxi, nhưng ta hoàn toàn có thể uống canxi để bù dấp. Bởi vậy, các bác sĩ khoa nhi thường chủ trương cho trẻ tiêm vitamin D3 và uống thêm canxi để chữa bệnh còi xương. Thực tế cũng đã chứng minh phương pháp này mang lại hiện quả tốt nhất.

Ngoài ra:

Trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D như kém hấp thu mỡ (suy tụy, bệnh gan mạn…), sử dụng thuốc chống động kinh phải được theo dõi nồng độ vitamin D và bổ sung định kỳ. Liều cao hơn bình thường 2-4 lần.

Khi có thai, người mẹ phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 200.000UI/ 1 lần duy nhất.

Trẻ bụ bẩm cũng có thể mắt bệnh còi xương.

Theo: Bách khoa tri thức chăm sóc trẻ con toàn diện