Cách bố trí nội thất theo phong thủy
Phong thủy Xem ngôi nhà ở như một cơ thể con người - một cơ thể hoàn mỹ nhất mà tạo hoá tạo ra để cơ thể sống trong mọi tác động của Thiên - Địa - Khí. Vì vậy cho nên ngôi nhà cũng phải được phân bổ các cửa, các phòng... sao cho hợp lý, sao cho nó phù hợp với chức năng của nó.
1. Phòng ngủ
-
Phòng ngủ của chủ nhà như là trái tim. Nó bảo đảm sức sống của toàn gia. Ta có 1/3 cuộc đời trong phòng ngủ. Vì vậy phòng ngủ của chủ nhà nên đặt tại khu vực sau trung tâm nội thất tính từ cửa vào. Nhà tầng nên ở tầng trung tâm của ngôi nhà. Ðặt như vậy giúp ta kiểm soát được mọi mặt. Nếu đặt phòng ấy xa quá vào trong sẽ tạo sự xa cách với mọi thành viên, nhưng nếu ta đặt gần cửa ra vào sẽ không an bình, hơn nữa nó cũng gây tâm lý luôn muốn nghỉ ngơi ngay khi về đến nhà.
2. Phòng khách
-
Phòng khách là nơi đối ngoại của gia đình; là nơi thể hiện phong cách sống của các chủ nhân; là nơi sáng tạo tâm lý thoải mái đầu tiên cho khách và chủ nhân khi bước vào nhà. Vì vậy, phòng khách cần đặt ngay gần cửa ra vào.
-
Phòng khách cần sáng sủa; cửa được mở vào trong thể hiện sự hiếu khách của gia chủ và hút khí vào nhà, phòng này nên sơn màu sáng, trang trí đơn giản nhưng hài hòa và lịch làm để không cản mất khi vào nhà.
-
Phòng khách gần cửa ra vào là nơi nhận lấy khí nên luôn luôn cửa rộng mở, không nên bày biện quá nhiều đổ đạc.
3. Phòng bếp
-
Phòng bếp là một trong ba bộ phận quan trọng nhất trong ngôi mà, nó xếp sau của chính và phòng thờ. Theo phong thủy phòng bếp nên đặt ở cung của cải trong “bát quái định vị”. Phòng bếp là một trong ba thứ tối cần của con người ăn - mặc - ở. Trong phong thủy, khi ta không đạt được hướng khí - hướng cửa chính - huyền quan, ta xoay hướng bếp hay hướng bàn thờ để khắc phục khí khuyết đó.
-
Vì vậy, phòng bếp nên được bổ trí cuối nhà, ngăn cách với phòng khách và xa phòng ngủ, nhà vệ sinh. Nếu đầu tiên bước vào nhà, ta thấy ngay bếp nó sẽ làm ta nghĩ đến ăn, đến các đồ đạt thực phẩm. Khách vào cũng thường nghĩ đến ăn uổng mà ít để ý tới các vấn đề khác của gia chủ.
-
Phòng bếp không nên có nền cao hơn mặt bằng chung (của nhà) nó giúp để thoát nước, thoát khi độc, mùi độc. Phòng bếp phải thật sáng sủa (ánh Sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo) tránh tối âm u. Nó trái với Hành Hoả và thuộc tính dương của bếp.
4. Phòng thờ - nơi thờ tự
-
Người Á Ðông và phấn lớn người châu Á rất tôn trọng nơi thờ cúng. Trong nhà ta. luôn có nơi thờ tự. Ðó là chỗ dựa tâm linh - Một phần quan trọng của con người. Bởi vậy cần bố trí và thờ ở một nơi yên tĩnh, cách xa các loại phòng khác:
-
Nếu nhà chật chội ta cần bổ trí bản thờ ở nơi trang trọng nhất trong nhà.
-
Nơi thờ không nên lẫn với nơi ngủ và cách xa nơi u uể.
-
Ban thờ có thể giúp ta chính sửa “hướng, khi” cho hợp với tuổi của chủ nhân bằng cách xoay hướng bàn thờ.
-
Phòng thờ cần trang nghiêm, cần ánh sáng ấm không nên quá sáng chói. Sơn phòng thờ với màu ấm tối, ta không nên sơn màu lạnh sáng. Bố trí phòng thờ nơi cao nhất của nhà tầng để dể tiếp “Thiên” và yên tĩnh, ít thành viên qua lại.
5. Phòng tắm - nhà vệ sinh
Phòng tắm là nơi trôi mất của cải nhưng nó cũng là nơi không kém phần quan trọng trong sinh hoạt của gia đình. Phòng tắm, buồng vệ sinh cần được chú ý phân bổ hợp lý cho các phòng ngủ. Bởi vậy phong thủy khuyên ta cần chủ ý khi bổ trí phòng tắm, buồng vệ sinh.
-
Phòng tắm cẩn bố trí gần mỗi phòng ngủ. Song cửa phòng tắm không được đối diện với cửa phòng ngũ.
-
Phòng tắm - vệ sinh chung thì cằn đủ rộng thông gió tốt. Song nó không nên thông thiên các cửa để tránh gió lùa, khí buột, dương thoát gây hại.
-
Phòng tắm - vệ sinh không nên bố trí gần của ra vào. Quan điểm phong thủy cho rằng bổ trí như vậy thì sức khoẻ và của cải của gia đình sẽ hao tổn, bị trôi tuột dần. Và về mặt tâm lý nó làm ta có cảm giác đầu tiên mới bước vào nhà hay đi khỏi nhà là cẩn đi vệ sinh hay muốn tắm rữa ngay. Và người nhà sẽ tốn nhiều thời gian vào đó.
-
Cửa phòng tắm không được đối diện cửa phòng bếp nấu và cả 2 phòng này không nên đặt ở ngang đường tâm của nhà để tránh các bệnh sống lưng và
-
bụng (trên cả mạch Nhâm và mạch Ðốc).
6. Phòng học, đọc sách - nơi học, đọc sách
Phòng học, thư viện gia đình cần đặt ở cung “Kiến thức” đối với Bát quái nhà, nếu ở trong một phòng thì nên đặt ở góc “Kiến thức” theo Bát quái cung vị phòng. Ðặt đúng vị, hiệu quả của việc học hành nghiên cứu và thu nạp kiến thức... sẽ thông tuệ. Ðó là khi lực của Bát quái hỗ trợ.
-
Phòng học, đọc sách phải bố trí nơi yên tĩnh của căn nhà hay yên tĩnh nhất của phòng thì tốt.
-
Phòng này không nên gần của ra vào hay phòng ngủ để tránh bị phân tán tư tưởng.
-
Phòng cần đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo và cần thoáng khí. Ta sơn màu vàng nhạt để hợp dương khí.
7. Phòng giãi trí
-
Nhà có điểu kiện ta có thể có phòng giải trí và ta cũng cần quan tâm đến phép phong thủy cho phòng này. Phòng giải trí có thể là nơi thực hành các trò giải trí như chơi cờ, bài... hay tập thể thao thể dục. Vì vậy phòng này không bố trí ở gấn cửa ra vào, bố trí ở một nơi kín đáo, khi ta giải trí không bị ồn ào đến các phòng khác.
|