logo đặt tên cho con

Sử dụng thơ văn để đặt tên cho con

Đặt tên cho bé yêu, theo như tục lệ của người Việt Nam đứa con yêu quý của mình thường dành cái tên cho người lớn nhất trong nhà đặt như Ông Nội, Ông Ngoại, Bà Nội, Bà Ngoại những bậc này thường đặt tên theo kiểu xưa thường dựa vào nghĩa Hán-Việt và ngũ hành trong một cái tên để mong mang lại điềm tốt cho đứa cháu yêu của mình. Những bậc cha mẹ trẻ hiện nay, thường không có xu hướng mê tín và cũng muốn dành đặt tên đứa con yêu của mình, lấn áp quyền của ông/bà hoặc tư vấn cho Ông/Bà theo ý của mình.

 

Từ xưa đến nay, “Kinh Thư”, “Luận Ngữ”, “Sử Ký”, hay thơ Đường, thơ Tống, đều không chỉ có tác dụng giáo dục, ảnh hưởng cho các thế hệ, mà còn rất nhiều người trích dẫn để đặt tên, nhất là những người có học thức.

Nhà thơ Đới Vọng Thư vốn tên là Đới Triều Tông. Từ “Vọng Thư” lấy từ câu thơ của nhà thơ Khuất Nguyên trong tập “Ly Tao”.

“Tiên Vọng Thư sử tiên khu hề

Hậu Phi Liên sử bôn thuộc.”

“Vọng Thư” tức thần cưỡi xe đuổi mặt trăng trong thần thoại, sau này trở thành tên.

Trân Thao Phấn là nhà báo, nhà xuất bản hiện đại nổi tiếng Trung Quốc, vốn tên là Trâu Ân Nhuận ông giải thích thích chữ “Thao Phấn” như sau: “Thao” là Thao Quang Dưỡng Hối(dấu tài), “Phấn” là phấn đấu không ngừng. Quách Mạt Nhược đã từng làm câu đối nói về bút danh của ông:

“Thao Lược Trung Tu Kiến Tân Văn

Phấn Phi Hoàn Đãi Độc Lương Thư”

(Thao lược cuối cùng phải xây chuyện mới,

              Phấn phi cũng vẫn chờ đọc sách hay)            

Nhà văn hiện đại Trương Hận Thủy vốn tên là Trương Tâm Viễn. Hai chữ “Hận Thủy” lấy trong câu từ “Ô dạ đề” của Lý Dực “đời người rất hận song chảy về phía Đông” Thuở nhỏ Tân Viễn thích từ chương. Đọc bài từ “Ô dạ đề” ông hiểu ra thời gian quý báu không để nó trôi qua vô ích như nước sông trôi về biển Đông.

Thách trà Lục Vũ đời Đường, tự Hồng Tiệm, họ tên và tự của ông bắt nguồn từ “Kinh Dịch”: “Hồng tiệm tử lục, kỳ vũ khả dụng vi nghĩa, cát”. Nhân vật chính Phương Hồng Tiệm trong tiểu thuyết “Vi Thành” của Tiền Trung Thư cũng bắt nguồn từ Kinh Dịch, nhân vật chích được đặt tên như vậy cũng coi như số phận của nhân vật này.

Nhà cách mạng  Trương Thái Lôi, tên thật là Trương Thái Lai, cũng do ông mình lấy từ ý “Bỉ cực thái lai” trong Kinh Dịch, ý nghĩa hết cơn bi cực thì đến hồi sung sướng, sau này ông dựa vào từ đồng âm đổi tên lại thành Thái Lôi, vì làm chính trị ông không muốn yên ổn và hưởng phúc, an nhàn, mà chấp nhận mình như bó đuốc sang, sấm sét, tung hoành khắp thiên hạ, có quyền hành như Thiên Lôi, tung hoành một vùng trời.

Trên của Trương Chí Mẫn bắt nguồn từ “Thư Thuyết mệnh hạ, Duy Học Tôn Chí, vụ thời mẫn”, sau này là thành ngữ Tôn chí thời mẫn, ý là kiêm tốn, học hỏi, không ngừng nâng cao năng lực bản thân.

Đặt tên cho con theo thơ văn đều cần có kiến thức nhất định, cũng như cách đặt tên rất hay, cùng với sự nghiệp văn hóa ngày càn phát triển, mức sống được nâng cao, mọi người ngày càn thích sử dụng thơ văn để đặt tên. Trên đây là một số ví dụ cho bạn tham khảo.

 

 

Trích “Tên hay kèm điều tốt” trang 361” của  Tôn Nguyệt Hoa