Không có một nguyên tắc chung nào trong việc đặt tên, nhưng đối với tâm lý của người Việt Nam, việc đặt tên rất quan trọng vì mỗi cái tên gắn chặt với mỗi con người suốt đời. Có thể căn cứ vào đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội và cả ước vọng của người đặt tên gửi gắm vào cái tên nào đó. Tên người Việt Nam gồm có 3 phần chính: Họ + Tên Đệm + Tên Chính thường được chọn lựa khá kỹ về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa, dùng để phân biệt người này với người khác. Ngày nay, nhiều người Việt hải ngoại đặt tên cho con theo tên tiếng nước ngoài. Điểm khác biệt cơ bản và độc đáo của tên người Việt Nam so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là luôn xưng hô bằng tên chính chứ không phải bằng họ.
Ở Việt Nam, thời hạn đặt tên cho con - tính từ ngày sinh - thay đổi theo từng vùng. Người Kinh, theo phong tục xưa thì không đặt tên ngay khi đứa trẻ mới chào đời mà chỉ gọi nôm na như thằng cu, cái đĩ, thằng Tèo, cái Tộp,... hoặc một cái tên gì đó xấu xí trong vòng 100 ngày để ma quỷ khỏi bắt nó đi. Ở Huế nói riêng, đúng 100 ngày sau mới làm lễ tạ ơn "mười hai bà mụ" bấy giờ mới đặt tên húy. Tên húy là tên chính thức của mỗi người, thường do cha mẹ đặt. Tên chính còn được gọi là tên húy, tên thật, hay tên khai sinh.
Một số địa phương khác, trong dịp tế tổ, các gia đình có con cháu mới sinh sắm sửa cơi trầu, chai rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tiên tổ và vào sổ họ cho các con trai trước lễ yết cáo, ngày đó mới có tên húy chính thức, được họ hàng công nhận. Trong khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tiên tổ hoặc ông bà chú bác trong nội thân hay không. Nếu có tức là phạm húy thì phải đổi tên. Ở nông thôn, các vị có uy vọng trong làng, trong họ thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đình đó nhớ ơn suốt đời. Ngày nay, theo nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Việt Nam về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha mẹ không thể đi khai sinh thì ông bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ, sau 60 ngày sẻ bị phạt
1. Tên gọi phải có ngụ ý hay
Điều quan trọng nhất của việc đặt tên là chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự.
2. Âm vần của tên gọi phải hay, đẹp
Đặt tên là để người khác gọi, vì thế phải hay, kêu, tránh thô tục. Tiếp đến là tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, để dễ gọi.
3. Tên gọi phải có kiểu chữ đẹp, dễ viết, dễ tạo nên chữ ký đẹp, chân phương.
4. Số lẻ là dương, số chẵn là âm. Vì thế, nên đặt (họ và) tên 3 chữ cho con trai, những (họ và) tên 4 chữ dành để đặt cho con gái thì thích hợp hơn.
5. Để thuận tiện cho việc gọi tên, và cũng để tuân theo quy luật âm dương, tên và đệm nên tôn trọng luật bằng trắc
Nghĩa là nếu chữ đệm là vần bằng, thì tên nên là vần trắc, và ngược lại (ví du: Thục Anh, Nguyệt Thanh, Minh Khánh, Duy Nhật…). Nếu có thể, không nên dặt cả đệm và tên cùng vần trắc khi đọc lên dễ gợi cảm giác nặng nề, khó khăn (ví dụ: Nguyệt Diễm, Thục Bích, Bách Nhật…)
6. Theo phong thuỷ Ngũ hành, khi viết dưới dạng chữ Hán thì bộ chữ của tên không nên khắc với bản mệnh của năm, ngược lại nên nương theo luật tương sinh mà chọn tên có bộ chữ ứng với bản mệnh của năm sinh.
TRÁNH ĐẶT TÊN XẤU
Cứ đặt tên sao cho kêu kêu là được theo tiêu chí trên, ngoài ra tránh đặt tên đơn (dễ bị trùng tên) là được, miễn là tránh những cái tên theo dạng sau:
1. Tên trùng tên tiền nhân
Phương Đông thì bố mẹ kiêng không được đặt tên con trùng tên tổ tiên. Trong lịch sử, việc phạm húy tên của vua và hoàng tộc còn bị coi là tội.
Phương Tây truyền thống thì tránh đặt tên theo những bậc lớn tuổi đã qua đời, đặc biệt với những người có bi kịch số phận.
2. Tên khó phân biệt nam nữ Ví dụ: con gái tên Minh Thắng, con trai tên Thái Tài, Xuân Thủy…
3. Tên theo thời cuộc chính trị, mang màu sắc chính trị
4. Tên cầu lợi, quá tuyệt đối, quá cực đoan hoặc quá nông cạn - Không nên dùng những từ cầu lợi (như Kim Ngân, Phát Tài…), làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn.
- Không nên đặt tên tuyệt đối quá (như Trạng Nguyên, Diễm Lệ, Bạch Tuyết…) sẽ tạo thành gánh nặng cả đời cho con.
- Không nên đặt tên cuồng tín, nông cạn quá, ví dụ đặt tên là Vô Địch, Vĩnh Phát… Đặt tên gọi tuyệt đối quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.
5. Tên theo dạng cảm xúc
Vd: Đặt tên là Vui thì khi chết, họ hàng hang hốc sẽ khóc vật vã mà la to: “Vui ơi là Vui!”
…
6. Tên có nghĩa khác ở tiếng nước ngoài
7. Tên dính đến theo scandal
8. Tên dễ đặt nickname bậy/Tên dễ bị chế giễu khi nói lái