Cách lập bàn thờ Thần Tài, Ông Địa theo phong thủy.
Trong nhiều gia đình làm ăn buôn bán, ngoài bàn thờ Gia Tiên và Ông Táo, người ta còn lập thêm bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, hai vị thần tượng trưng cho tài lộc, may mắn và sự sung túc.
Tích xưa về Thần Tài
Tương truyền xưa kia có một thương nhân tên Âu Minh, hiền lành tử tế nhưng việc buôn bán lại gặp nhiều trắc trở. Một lần đi qua hồ Thanh Thảo, ông được Thủy Thần ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày Như Nguyệt về nhà, công việc làm ăn của ông phát đạt nhanh chóng.
Tuy nhiên, một lần vì nóng giận, Âu Minh đánh Như Nguyệt quá tay khiến cô hoảng sợ trốn vào đống rác rồi biến mất. Kể từ đó, gia cảnh ông sa sút, lâm vào cảnh nghèo khó. Ông mới nhận ra rằng Như Nguyệt chính là Thần Tài, nhưng đã quá muộn. Từ truyền thuyết này, dân gian có tục kiêng quét nhà, hốt rác vào đầu năm, sợ rằng sẽ vô tình đổ đi Thần Tài và mất lộc. Ngày mồng Một, mồng Hai Tết, rác thường được quét dồn vào một góc nhà với mong muốn giữ lộc lại trong năm mới.
Vị trí và cách lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa
Do gắn liền với tài lộc, bàn thờ Thần Tài – Ông Địa thường được đặt ở sát mặt đất, trong góc nhà, gần cửa ra vào, nơi dễ đón luồng khí và tài vận.
Bàn thờ thường gồm:
-
Một khám nhỏ sơn son thếp vàng hoặc hộp gỗ dán giấy đỏ.
-
Tượng Thần Tài đặt bên trái, Ông Địa đặt bên phải (từ ngoài nhìn vào).
-
Giữa hai ông đặt 3 hũ nhỏ đựng gạo, muối, nước – chỉ thay vào cuối năm.
-
Một bát nhang đặt giữa, khi bốc cần làm lễ cẩn thận. Nên cố định bát nhang bằng keo để tránh “động bát”, ảnh hưởng đến việc làm ăn.
-
Lọ hoa đặt bên phải, đĩa trái cây bên trái (theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”). Hoa thường là cúc, hồng, đồng tiền, trái cây xếp ngũ quả (5 loại).
-
5 chén nước nên xếp theo hình chữ thập, tượng trưng ngũ phương – ngũ hành.
-
Ông Cóc (Thiềm Thừ) đặt bên trái, ban ngày quay ra ngoài đón lộc, ban đêm quay vào trong giữ lộc.
-
Trước bàn thờ đặt một tô sứ đẹp, lòng nông, đổ đầy nước và thả vài bông hoa lên mặt nước, gọi là “Minh Đường Tụ Thủy” – giúp giữ tiền bạc, tài lộc không bị trôi đi.
Ngoài ra, có thể đặt tượng Phật Di Lặc phía trên bàn thờ để Phật quản lý, giám sát các vị thần, tránh những điều sai lệch, xui rủi.

Cúng Thần Tài sao cho may mắn
Ngày nay, việc cúng Thần Tài không chỉ diễn ra vào dịp lễ, Tết hay ngày rằm, mùng một mà diễn ra quanh năm, đặc biệt với các hộ kinh doanh, buôn bán. Người ta tin rằng phải chăm lo chu đáo cho Thần Tài thì ngài mới phù hộ.
-
Mỗi sáng sớm, khi mở cửa hàng, người ta thường thắp hương cầu khấn Thần Tài cho mua may bán đắt.
-
Đồng thời cúng Ông Địa một ly cà phê đen và một điếu thuốc, với mong muốn ông "phù hộ trong ấm ngoài êm".
-
Trong các dịp lễ lớn, người ta thường cúng đồ mặn và có nhà còn đọc văn khấn riêng.
Văn cúng Thần Tài, Ông Địa
Nguyên văn:
Duy Việt Nam quốc... Tân Tỵ niên... nguyệt... nhật.
Tín chủ... ngụ tại.......................
Ðồng gia quyến đẳng bái thỉnh:
Cẩn dĩ hương đăng hoa quả...... cảm kiều cáo vu.
Kính thỉnh: Ngũ phương ngũ thổ Long thần.
Tiền hậu địa chủ Tài thần
Giám lâm hâm hưởng, gia hộ gia ân,
Tăng tài tăng lộc, vạn sự hưng long
Sở nguyện tòng tâm, thượng kỳ giám chỉ
Bảo ngã tín chủ, dĩ phú niên niên
Cẩn cốc!
Dịch nghĩa:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm Tân Tỵ, tháng... ngày...
Tín chủ... ở tại thôn... xã (phường)... huyện (thành phố)... tỉnh... cùng toàn gia lễ thỉnh.
Kính dâng hương đăng, hoa quả... kính cẩn thưa rằng:
Kính cáo Ngũ phương ngũ thổ Long thần,
Tiền hậu địa chủ, Tài thần.
Tiếp nhận lòng thành, che chở ban ân,
Thêm tài lộc, mọi sự đều lành.
Cúi mong soi xét, nguyện ước thành tâm,
Phúc đến từng năm, giúp cho tín chủ.
Kính cẩn dâng lời.
Lưu ý khi thờ Thần Tài – Ông Địa
-
Bàn thờ tuy nhỏ nhưng cần giữ sạch sẽ và sắp xếp ngăn nắp.
-
Cuối năm nên vệ sinh tượng thần, nếu tượng đã cũ hoặc sứt mẻ thì nên thỉnh tượng mới để mang lại vận khí tốt hơn.
-
Đặc biệt trong dịp Tết, việc chăm sóc và trang hoàng bàn thờ càng được coi trọng, bởi người ta tin rằng đầu năm mới "có lộc thì cả năm phát tài".
Cúng thần tài sao cho đem lại nhiều may mắn:
Ngày ngay người ta cúng Thần Tài, Ông Địa quanh năm không chỉ vào dịp giỗ tết, sóc vọng. Người ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài phù hộ cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm. Còn trong các dịp giổ tết. sóc vọng. cúng Thần Tài, Ông Địa bằng cổ mặn, và có nhà còn đọc văn cúng.
Văn cúng Thần Tài, Ông Địa
Duy Việt Nam quốc... Tân Tỵ niên... nguyệt... nhật.
Tin chủ... ngụ tại.......................
Ðồng gia quyến đẳng bái thỉnh:
Cẩn dĩ hương đăng hoa quả...... cảm kiều cáo vu.
Kính thỉnh: Ngũ phương ngũ thổ Long thần.
Tiền hậu địa chủ Tài thần
Giám lâm hâm hưởng, gia hộ gia ân,
Tăng tài tăng lộc, vạn sự hưng long
Sở nguyện tòng tâm, thượng kỳ giám chỉ
Bảo ngã tin chủ, dĩ phú niên niên
Cẩn cốc!
Dịch nghĩa:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm Tân Tỵ tháng... ngày...............
Tín chủ... ở tại thôn... xã(phường)... huyện (thành phố)...tỉnh... cùng toàn gia lễ thỉnh
Kính dâng hương đăng hoa quả... Kính Cẩn thưa rằng.
Kính cáo: Ngũ phương ngũ thổ Long thần
Tiền hậu địa chủ Tài thần
Tiếp nhận lòng thành, che chở ban ân
Thêm tài lộc, mọi sự đều lành
Cúi mong soi xét, nguyện ước thành tâm
Phúc đến năm năm, giúp cho tín chủ
Kính cẩn dâng lời.
Hiện nay, thờ Thần Tài vẫn còn duy trì và nó trở nên phổ biến với những gia đình làm ăn, buôn bán. Các gia đình này làm lễ cúng thần tài quanh năm không trừ ngày nào. Nhìn chung ban thờ Thần tài thường nhỏ hơn ban thờ Thổ Công hay ban thờ Gia tiên nên việc thờ cũng khá đơn giản. Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
|