Tết Trung Thu - sự tích chú Cuội - sự tích Thỏ Ngọc - Văn khấn tết trung Thu

Tết Trung Thu có từ lâu đời, được tổ chức vào đêm ngày 15 tháng 8 để mọi người, đặc biệt là trẻ em vừa ngắm trăng vừa ăn cỗ, hoặc ca hát, chơi đùa dưới trăng.

Cỗ cũng ngày 15 tháng 8 chủ yếu là các loại bánh hoa quả, mía, hương hoa nên việc chuẩn bị đỡ phần vất vả. Người ta mua sắm bánh kẹo ở của hiệu làm bánh truyền thống các loại bánh nướng, bánh dẻo. Mua bưởi, chuối, hồng, mía ở chợ. Có người còn mua cả cốm giả, hoặc bánh cốm để thưởng thức hương vị đầu mùa. Các gia đình khá giả hoặc chu đáo hơn còn nấu cả xôi, chè... Cỗ được bày hiện trên bàn thờ vào lúc chập tối và ánh trăng rằm đã tỏa sáng khắp nơi. Gia chủ thắp đèn hương khấn Gia thần, Gia tiên cùng về vui tết trung thu cùng gia đình con cháu.
ĐÔI ĐIỀU VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU
Huyền thoại cho rằng vào một đêm ngày 15 tháng 8, trăng sáng trời trong, Ðường Minh Hoàng ngự chơi mãi tới khuya, bỗng gặp nàng Tiên và được mời lên cung Quảng Hàn thưởng thức cảnh tiên. Ðường Minh Hoàng xúc động trước về đẹp lạ thường, lại được xem vũ khúc của tiên nữ tuyệt diệu, khi đến cung trăng Vua thấy tấm biển đề “Quảng Hàn cung” và “Thanh hư động”.
Nhưng mới xem nữa chừng, Ðường Minh Hoàng đã phải trở lại cung điện xưa. Người luyến tiếc những giây phút đầy thơ mộng, nên nhân ngày này mà đặt lệ tết Trung Thu, để mọi người được uống rượu nhìn trăng và ngắm cung trăng từ đấy được gọi cung Quảng Hàn hay cung Quảng.
Ðêm Trung Thu, dân gian vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp và ở đó có con Ngọc thỏ, có cây đa và chú Cuội.
Vậy Ngọc thỏ sự tích ra sao?
Có một thời trái đất lâm nan, người và vật đều bị đói. Các loài vật phải tàn sát lẫn nhau để sống. Bầy thỏ yếu đuối chỉ dám ngồi trong hang tối chờ ngày chết. Có một bầy thỏ vây quanh một đống lửa nhìn nhau ứa lệ trước cảnh đói khát. Bỗng một con thỏ thương tình động đội, tự nhảy vào lửa làm thức ăn cho bầy thỏ. Vừa lúc đó Ðức Phật đi qua, Ngài động lòng thương hại và khen nghĩa khi của con thỏ, nên nhặt nắm xương tàn của nó, hóa phép thành chú thỏ hoàn toàn bằng ngọc thơm tho lại xin với Thái Âm thần nữ cho Ngọc thỏ ở cung Quảng Hàn tức cung trăng. Do vậy nói đến cung trăng là nói đến chị Hằng Nga, nói đến Ngọc thỏ. Có làng muốn tìm tên hay để đặt, đã dùng tên Ngọc thỏ hay Thụy thỏ (thỏ lành) để đặt cho quê hương, như muốn giữ điều nhân ái đáng quý của chủ thỏ bé nhỏ.
Trên cung trăng có “chủ cuội ngồi gốc cây đa”. Đêm Rằm Trung Thu ta nhìn thấy bóng cây đa và bóng người đang ngồi dưới gốc đa (Sách Trung Hoa thì cho bóng cây này là cây Ðàn Quế, còn người ngồi gốc là Ngô Cương. Ngô Cương mắc tội, bị trời đày phải chặt cây Đàn Quế). Dân gian Việt Nam cho là chủ Cuội và câu chuyện như sau:
Chú Cuội nối tiếng lừa gạt: “Ði nói dối cha, về nhà nói dối chú” bị mọi người lên án, chê cười. Có lần Cuội xin được một cây đa của một cụ già đem về trồng ở phía Ðông nhà. Cụ già còn dặn không được đi tiểu gần gốc cây. Không ngờ vợ của Cuội quên lời dặn, khiến cây tự lay gốc rồi bay lên trời. Cuội đi làm về thấy vậy, liền lấy cuốc bố vào gốc cây định giữ lại, thế là bị lôi lên cung trăng, khiến ngày Rằm dưới thế gian nhìn thẩy hình bóng cây đa và người ngồi dưới gốc?
Huyền thoại trên đây giúp mọi người suy ngẫm về đạo làm người, lại là câu chuyện vui bên mâm cỗ đêm rằm trăng sáng, gió mát.
Ngoài việc cúng Gia tiên, phá cỗ, nghe kế chuyện về trăng, đêm rằm còn có chuyện chơi đèn kéo quân, đèn ông Sao, đèn con cá chép... các trò như múa sư tử, múa lân, hát đũm, hát trống quân. Ngày nay, đêm Trung Thu thường tổ chức cho các em vui chơi tập thể, biểu diễn văn nghệ rồi chia quà cho các em khiến xã, phường vui nhộn hẳn lên. Và tết Trung Thu trở thành ý nghĩa không thể thiếu đối với các em, nhất là các em trong hoàn cảnh tàn tật, côi cút.
Hàng năm, người Việt Nam thường tổ chức Tết Trung Thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, để cũng lễ Tổ tiên ông bà, và có tục ngắm trăng, phá cỗ, rước đèn múa lân của trẻ con rất vui vào đêm Rằm Trung Thu. Tục ăn Tết Trung Thu có thể được truyền vào Việt nam từ thời kỳ Bắc thuộc. Lúc đầu ngày Tết Trung Thu là của người lớn: ban ngày làm cỗ cũng Tổ tiên ông bà, tối đến bày cỗ ngọt gồm toàn bánh trái cây để ngắm trăng.
Trước đây, vào ngày Tết Trung Thu tiết trời mát mẻ, người ta thường sửa lễ vật dâng cũng Trời Ðất ở các nhà chùa, đình đền miếu. Tại các gia đình đều làm cỗ, sửa cỗ cũng gia tiên, Thổ Công vào ban ngày; Còn ban đêm thì bày cỗ ngọt gồm các loại bánh kẹo như bánh dẻo, bánh nướng làm hình mặt trăng và hoa quả để vừa phá cỗ, vừa ngắm trăng, Vịnh thơ ca. Phong tục ăn Tết Trung Thu ở nước ta dần dần trở thành ngày Tết của trẻ em và thanh thiếu niên.
Sắm lễ:
Mâm lễ cũng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có:
- Bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi,... và tất nhiên phải có hương, hoa, đèn, nến. Nhân dịp Tết Trung Thu, mọi người đến gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng... để tỏ long biết ơn quí trọng.
Văn khấn cúng tổ tiên trong ngày lễ tết trung thu.
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản Xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư Vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Dì, Tỷ Muội họ nội, họ ngoại.
Tin chủ (chúng) con :…………………………
Ngụ: ……………………………………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tết Trang Thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mới ngài Bản Cảnh Thành hoàng Chư Vị Ðại Vương, ngài Bản Xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án, Chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ Vật. 
Chúng con kính mới các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ:…………  cúi xin thương xót con cháu giángvề linh sàng, Chứng giám tâm thành thụ hướng lễ Vật.
Tín chủ con lại kính mới các Vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xịn các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!