logo đặt tên cho con

Tết Hàn Thực - Tết Bánh Trôi, Bánh Chay (ngày 3 tháng 3)

Theo phong tục xưa của Trung Quốc: Vào tiết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3) mọi người không nổi lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Hàn thực có nghĩa là thức ăn nguội và Tết Hàn Thực là tết ăn đồ lạnh, có nghĩa là phải nấu đồ lễ từ hôm trước, còn ngày 3 tháng 3 cẩm lửa.

Nguồn gốc ngày tết Hàn Thực
Vào thời Xuân Thu trước Công Nguyên, vua Văn Công nhà Tấn phải đí lánh nạn. Cùng đi theo hầu có Giới Tử Thôi là bầy tôi trung thành, từ lúc Văn Công mới là công tử Trùng Nhĩ, phải long đong bôn tẩu khắp mọi nơi, hết chạy sang nước Ðịch, lại trốn sang nước Vệ, nước Tề, nước Sở. Suốt 19 năm trời lận đận. Có lần hết lương thực, Giới Tử Thôi phải cắt đùi mình nấu dâng chúa công để giải nguy khi đói. Ấy thế mà khi thành sự, Trùng Nhĩ khôi phục được nước, lên ngôi vua tức Tần Văn Công lại quên Giới Tử Thôi, là người có công đầu khi gặp khó khăn hoạn nạn.
Thấy mọi người được phong thưởng, còn mình bị bõ quên, Tử Thôi không oán hận những tủi phận bỏ về nhà, đưa mẹ vào núi Miên Sơn ở ẩn. Sau này Văn Công nhớ ra cho người đi tim kiếm Tử Thôi nhưng không thấy. Vua Tấn biết Giới Tử Thôi ở Miên Sơn không chịu ra nên hạ lệnh đốt rừng để buộc ông phải ra. Nào ngờ Tử Thôi và mẹ ông đến bị chết cháy trong rừng.
Nhà Vua thấy vậy tỏ lòng thuơng cảm, cho lập miếu thờ, hằng năm đến ngày 3 tháng 3 là ngày đốt rừng và cũng là ngày hai mẹ con Tử Thôi chết cháy, có lệnh cấm dùng lửa nấu ăn, ngay việc làm cỗ cũng cũng phải làm từ hôm trước. Và vì ăn thức ăn lạnh nên dân gian gọi là tết Hàn Thực.
Người Việt Nam chung sống với người Hoa từ lâu đời, sự giao lưu văn hóa và cuộc sống có nhiều sự gắn bó. Cho đến nay, dân ta cũng làm bánh trôi bánh chay trong dịp tết 3 tháng 3 và cả các dịp tết Đoan Ngọ, rằm tháng Bảy. Các thành phổ lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Ðịnh thì món bánh này trở thành thức ăn hấp dẫn trong dân gian. Nhưng người Việt ăn bánh trôi, bánh chay lại liên tưởng đến hội đến Hùng ngày 10 tháng 3, hoặc hội đến thờ Trưng Nữ vương ở Hát Môn ngày 5 tháng 3. Ở đây người ta làm những mâm bánh trôi gốm 100 chiếc, tưởng nhớ đến chuyện bà Âu Cơ đẻ trăm trứng, nỡ trăm con tư buổi bình minh lịch sử. Người ta nghĩ đến chuyện Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh quân Nam Hán phải bảy nổi ba chìm và phải trầm mình xuống sông Hát Giang tuẫn tiết.
Dù tình sử hay bi tình sử thì chuyện tết Hàn Thực vẫn có ý nghĩa trong cộng động dân tộc Việt, cộng động cư dân vùng Ðông Nam Á. Do Vậy mà trên ban thờ Gia tiên, trên mâm cỗ tại đền thờ, cũng như một số chùa miền Bắc đã hiện điện món bánh trôi, bánh chay. Lại trên các quầy hàng, gánh hàng ở góc phổ, đầu chợ vẫn thấy cảnh mọi người điềm tĩnh thưởng thức món bánh trôi, bánh chay ngon miệng.
Làm bánh trôi, bánh chay đều bằng loại bột nếp nhào với nước nhưng bên trong có nhân đường phèn hay đường đỏ là bánh trôi. Trong làm nhân đỗ xanh nấu chín là bánh chay. Cả hai loại đều luộc đến mức bánh phải chìm, rồi nổi nhiều lần (ba chìm bảy nổi) mới vớt ra bày vào đĩa (bánh trôi). Bánh chay thì vớt vào bát đổ nước đường lên trên:
Hai thứ bánh này tuy cùng thứ gạo nhưng bánh trôi nặn nhỏ hơn, nhân đường nên có vị ngon khác hẳn. Bánh chay nhân đỗ, vỏ trắng đường. Chính vì mỗi loại bánh có một hương vị ngon riêng nên nhiều người đã ăn bánh trôi, lại không thể bỏ qua ăn thứ bánh chay cổ truyền.
Tháng 3 còn liên quan đến một số hội làng, đặc biệt là hội mẫu Liễu Hạnh. Một số gia đình có người là đệ từ của tin ngưỡng Tam tòa Thánh Mẫu dù có, hoặc không có bàn thờ mẫu trong nhà, nhân dịp này cũng sửa lễ, thắp hương tại điện thờ, hay bàn thờ ngoài trời, để cầu mong các mẫu âm phù cho sức khỏe dỗi dào, việc làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Cúng tết hàn thực
ảnh minh họa cúng tết hàn thực ở Việt Nam
 
* Sắm lễ:
Mâm lễ cũng ngày Tết Hàn Thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3 đĩa) bánh trôi, 5 (3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ.
 
Văn khấn tết Hàn Thực
Tết Hàn Thực ngày 3 tháng 3 khi cũng Tổ Tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thận nội sau:
Nam mô a đi Ðà Phật!
Nam mô a đi Hà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kinh lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư Vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cũng chư Vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Ðệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là.................................................
Ngụ tại..........................................
Hôm nay là ngày...... gặp tiết Hàn Thực, tin chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, Chư Vị Tôn thần, nhờ đức cù lao Tổ tiên, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mới ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư Vị Ðại Vương, ngài Bản Xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hướng lễ Vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư Vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ... cúi xin thương xót con cháu giáng
về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ Vật.
Tin chủ con lại kính mời các Vị Vong lỉnh Các Vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai
hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo
dưới nghe.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!