logo đặt tên cho con

Phong tục đặt tên của người ÊĐÊ

Ê Đê có nghĩa là người sống trong rừng tre . Dân tộc Ê Đê có trên 270 nghìn người , cư trú tập trung ở Đắc Lắc , Gia Lai , Khánh Hoà và Phú Yên.

Các nhóm địa phương gồm : Rađe Đe, Kpa, Adham, Krung, Ktul, Đlie, HrueBlô, Epan, Mdhuna,Bih. 

dân tộc ê đêVề kinh tế đồng bào này làm nương rẫy , nhóm Bih làm ruộng nước dùng trâu giẫm đất thay cho cày cuốc , ngoài ra là chăn nuôi, săn bắn , dệt...

Tổ chức đời sống chặt chẽ. Làng gọi là " Buôn" , các địa danh gọi tên rất gợi như " Buôn chư mơ ga " nghĩa là làng núi lửa., Sông Đực, Sông Cái , Sông Tóc... Gia đình theo mẫu hệ, chủ nhà là phụ nữ . Con cái mang họ mẹ , con trai không được hưởng thừa kế. đàn ông ở nhà vợ. Nếu vợ chết mà bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về ở với chị em gái mình. Nếu chết , được chôn bên người thân của mẹ đẻ.

Nhà ở của người Êđê là nhà sàn và nhà sài. Trang phục màu chàm có điểm các hoa văn sặc sỡ . đàn bà mặc váy áo , đàn ông đóng khố mặc áo . Ngày xa có tục cà 6 răng cửa hàm trên. Người Êđê rất thích uống rượu cần , đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Về tín ngưỡng , thờ nhiều thần linh. Người Êđê có kho tàng văn hoá đồ sộ to lớn như các sử thi " Khan Đam San " , cồng chiêng cũng rất nổi tiếng , đã được Unesco công nhận là văn hoá phi vật thể của nhân loại. 

Người Êđê có Lễ đặt tên. Khi đứa trẻ sinh ra trong vòng một tháng , gia đình sửa soạn đồ cúng để làm lễ đặt tên cho trẻ.Thầy cúng hướng dẫn gia đình chuẩn bị lễ vật . Họ quan niệm : Khi mới sinh ra , con người cha có hồn , nên lúc đặt tên là lúc nhập hồn cho đứa trẻ . Gia đình sẽ chọn rất nhiều tên trong dòng tộc của ông bà nội ngoại , tên những người tài giỏi , có uy tín được lấy để đặt tên cho đứa trẻ. Ý nghĩa việc này là mong trẻ mới sinh ra được nhập hồn của một trong những người tài giỏi của dòng họ. Muốn làm được như thế , người trong nhà khi đi mời thầy cúng sẽ nói trước với thầy cúng những tên dự kiến đó để thầy cũng nhập tâm . Lễ vật cho lễ đặt tên thường là một con gà , một ché rượu . Lễ được tổ chức vào đêm khuya, khoảng 11-12 giờ đêm., khi cả buôn đã đi ngủ thì bắt đầu làm lễ . Ché rượu được đặt vào cột chính gian trước, lễ vật đặt phía đông. Thầy cúng ngồi đối diện với ché rượu , quay mặt về phía đông để cúng.

Thầy khấn: " Ơ Yàng , hiện giờ gia đình đã dâng lên một con gà , một chén rượu để làm lễ đặt tên cho con. Mời tất cả các Yàng về uống rượu , ăn thịt , giúp đỡ cho trẻ ăn no , chóng khoẻ, không khóc. Mời các ông , các bà trong dòng tộc của gia đình : Mảng , Ma Choá , Mí Thơ, Mí Thơm, Ma Đam ... về ăn thịt, uống rượu , giúp đỡ cho trẻ lớn... ". Thầy cúng khấn đến tên nào, đứa trẻ không thấy khóc lại tỏ ý thích thú(vui) thì gia đình sẽ lấy tên đó để đặt tên cho trẻ. Khi cúng xong , cả gia đình và thầy cúng sẽ ăn cơm , ăn thịt gà, uống rượu. Sau khi ăn uống xong thì toàn bộ xương , lòng , lông gà , cơm dư thừa sẽ được gói lại cẩn thận, ché rượu úp xuống , bỏ lại gian khách (tiếng ÊĐê là Gah) của gia đình đúng 3 ngày . Sở dĩ làm thế , bởi người Êđe quan niệm rằng con người khi mới sinh còn rất yếu ớt, mới được nhập hồn người chết còn rất mỏng , nên phải giữ tất cả những lễ vật đã cúng đúng 3 ngày rồi mới mang đi thả xuống suối. Khi đó hồn mớí nhập hoàn toàn vào trẻ mới sinh.

Sau khi đọc tên xong, thầy cúng lấy một chút gan gà cho cháu bé ăn, lấy lá ổi nhúng nước sương trong chén đồng bôi lên miệng cháu bé. và cầu nguyện: "Này cháu, ta cho cháu ăn gan này để sau này cháu gan dạ, uống nước để khi gặp sương gió dãi dầu không quản vất vả, mệt nhọc cháu nhé! ". Rồi bà lấy nước sương bôi lên tay chân cháu bé và nói: "Này cháu, ta bôi nước sương lên tay chân cháu, mong cháu siêng năng, chăm chỉ, bất kể ngày đêm, mưa nắng cũng không sợ". Tiếp đến là lễ thổi tai: Thầy cúng cầm một củ gừng, một củ nén (có nơi dùng ống nứa), thổi vào hai lỗ tai của cháu bé và cầu nguyện: "Này ta thổi gừng này, nén này vào hai lỗ tai cháu, để tai cháu được thính, mắt cháu được sáng như sao Mai và phải ngoan ngoãn vâng lời ama, amĩ". Bà cầm cái dùi, cái đục, con dao lên cầu nguyện: "Này ta cầu mong cho cháu sau này lớn lên có đôi bàn tay khéo léo biết rèn, biết đan gùi, rổ, rá để dùng".

Cuối cùng bà lấy một sợi chỉ đen cột vào tay cháu bé để chứng tỏ cháu bé đã được làm lễ đặt tên - thổi tai và thật sự có tên từ bây giờ.

Các họ của người Êđê : 

Adrâng, Ayun, Ayun C, Ayun Tul H, Wing Atul, Atul Buon Yah, Buon Krong , Duot, Eban, Eban Rah Lan, Eman, Emo, Enoul, Hđok, Hrue, Hmok, Hwing, Jdrong, Ktub, Kebour, Knul, Kpa, Kpor, Ksor, Ktla, Ktul, Mjao, Mlo, Mlo Duon Du , Mlo Hut, Mlo Ksei, Nie Blo, Nie Buon Dap, Nie Buon Rit, Nie Cam , Nie Mkriek, Nie Mla, Nie Mlo, Nie Sieng, Nie Sor , Nie Sok , Nie To, Nie Trang ...

Xin có ví dụ : 

. Nam : Y Ngong Nie Dam ( 4 chữ này có nghĩa là Trai - Tên - Họ - Chi họ) 
. Nữ : Hlinh Mlo Duon Du ( 4 chữ này có nghĩa là Gái -Tên - Họ - Chi họ) 

Người Êđê xưng hô : Khi vợ chồng có con thì gọi theo tên con . Tục này có ở nhiều dân tộc , kể cả người Kinh , ví dụ Ma Thuột có nghĩa là Bố thằng Thuột. Chính về thế mới có tên " Buôn Ma Thuột ) tức là làng bố thằng Thuột , nên nay có thành phố Buôn Ma Thuột . Còn nếu gọi Ban mê Thuột là gọi theo tiếng Lào có nghĩa là mẹ thằng Thuột.  
Như vậy dùng tên con để gọi bố mẹ . Thật là độc đáo bản sắc văn hoá Việt nam ./.  

Hãy để chuyên gia giúp bạn

Đặt tên cho con theo phong thủy

  • Chọn tên với ý nghĩa tích cực, âm thanh hài hòa, mang đến cảm giác may mắn, thành công, và sức khỏe
  • Phân tích tứ trụ bát tự, chọn tên để bổ sung hành khuyết hoặc cân bằng các yếu tố ngủ hành, tăng cường may mắn, cải thiện vận mệnh.
  • Danh tính học, tính ngủ cách dự đoán tương lai.
  • Đưa ra các lời khuyên, phương pháp hành động, lối sống của mỗi cá nhân nhằm cải thiện vận mệnh.
“Đặt một cái tên hay là chìa khóa khởi đầu cho sự may mắn.”
Đăng Ký

Hợp tác và góp ý xin gửi về email: minhviendn@gmail.com ĐT: (+84) 0903992413