Chảy máu cam ở trẻ em - nguyên nhân - phương pháp phòng ngừa

Không ít trẻ thuờng bị chảy máu cam. Ðiều này được quyết định bởi đặc điểm của trẻ. Mũi được phân thành hai lỗ bởi thành ngăn cách, ở phía dưới trước thành ngăn cách mũi có một vùng rất để làm chảy máu cam, trong y học người ta vẫn gọi là lá mía, niêm mạc của vùng này rất mỏng, nó dính liền với phần sụn ở phía dưới.

a. Nguyên nhân chảy máu cam

Các đường huyết mạch ở đây rất phong phú, mạng lưới mao huyết mạch dày đặc, hầu hết đến ở trong trạng thái phơi bày một nửa. Khi bị khô niêm mạch, biểu mô bị bong, đều rất dễ bị chảy máu. Kết quả thực tiễn làm sàng đã chỉ rõ một số nguyên nhân của bệnh:

  • Thời tiết khô, đặc biệt là thời tiết mùa động, xuân có gió to.
  • Ngoái mũi làm thủng niêm một ở mũi.
  • Trẻ hiếu động, bị ngả, bị va đập hoặc nhét vật lạ vào mũi.
  • Đắp quá nhiều chăn, quá nóng cũng dẫn đến chảy máu cam.
  • Khi bị ốm hoặc mắc các bệnh có tính truyền nhiễm như cúm, sởi. Các mao huyết mạch  sẽ mở rộng, sức chịu đựng kém, thêm vào đó là niêm mạc cũng bị khô, lúc này lỗ mũi cũng rất đề bị chảy máu cam.
  • Người bị mắc bệnh ho gà khi lên cơn ho dữ dội thì đường huyết quản nhỏ cũng sẽ khuếch đại gây rạn nức và chảy máu cam.
  • Viêm mũi, ngạc thở, sổ mũi, viên xoan cũng có thể dẫn đến chảy máu cam.
  • Khi mắc các bệnh như máu trắng, bệnh máu chậm đông, bệnh thiếu vitamin C, K; có u ở lỗ mủi, bệnh xơ gan…  sẽ ảnh hướng đến quá trình đông máu. Do vậy mà thường dẫn đến bị chảy máu cam.

b. Các phương pháp chữa trị chảy máu cam cho trẻ

  • Trước tiên đặt trẻ ngôi một chỗ. Cách cầm máu đơn giản mà hiệu quả nhất là dùng hai tay bóp mũi là có thể ngăn không cho máu chảy ra, thông thường thì sau 2-3 phút mà trẻ không bị chảy máu nữa thì coi như đã cầm được máu. Nếu trong nhà có Ephedrin, Epinephrine thì có thể nhỏ lên bong và nhét vào mũi trẻ làm theo cách này thì hiệu quả sẻ cao hơn. Tuyệt đối không được nhét giấy hoặc bông vào mũi trẻ bởi làm như vậy sẽ không thể cầm được máu một cách triệt để. Ban đầu thì tưởng rằng đã câm được máu nhưng trên thực tế, lượng máu đó đã bị trẻ nuốt vào dạ dày. Hơn nữa, những cuộn giấy và bông không sạch còn có thể gây nhiễm trùng.
  • Có thể đặt lên sống mũi hoặc trán trẻ một cái khăn bông lạnh, làm cho các mạch máu co lại, như vậy sẽ có tác dụng cầm.
  • Để trẻ hơi nghiên đầu về phía trước cho máu có thể đông ngay trong mũi, không nên để trẻ ngã đầu ra sau máu sẽ chảy xuống dạ dày, sẽ tạo nên hiện tượng ảo là máu không chảy ở mũi nữa.
  • Trong trường hợp máu mũi chảy xuống miệng, đừng nuốt mà hãy nhổ ra ngay lập tức.
  • Nếu trẻ bị chảy nhiều máu thường sẽ đi cùng với một bệnh nào đó, nếu áp dụng những phương pháp trên thì sẽ không cầm được máu, nên đưa trẻ đến bệnh viện điều trị  kịp thời để tránh hiện tượng trẻ bị choáng do mất nhiều máu.

C. Các phương pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ em

  • Khi mới tiết khô hanh có thể bôi dầu lên mũi, đặc biệt là phần giữa hai lỗ mũi, cần phải bảo vệ niêm mạt không để bị quá khô, tránh gây chảy máu.
  • Không được ngoáy lổ mũi, nếu như có dử mủi thì có thể dùng bông thấm nước nhẹ nhàng lôi mũi ra.
  • Tối ngủ không nên đắp quá nhiều chăn.
  • Nếu bị bệnh chảy máu cam thì phải chú ý giữ vệ sinh thật tốt, tránh ra vào nóng lạnh đột ngột, hạn chế hiếu động
  •  Ngoài ra, 2 lần một tuần có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi và cũng không nên rửa nước muối nhiều lần...
  • Nếu  đã từng bị chảy máu cam, hãy tăng cường bổ sung vitamin C theo đợt cho  cơ thể. Ở trẻ nhỏ từ 8 – 9 tuổi, ngày uống từ 2 – 4 viên (1 viên = 1mg)  trong vòng từ 6 – 7 ngày, uống nhiều nước. Người lớn trên 20 tuổi, uống  bổ sung vitamin C từ 4 – 6 viên/ngày kéo dài từ 8 – 10 ngày (2 tháng  uống một đợt). Còn nếu uống hàng tháng chỉ uống kéo dài từ 5 – 6 ngày.  Còn uống liều cao 10 viên chỉ nên uống trong 5 ngày.

D. Chữa chảy máu cam bằng phương pháp cây nhà lá vườn
Sau đây là một số cây lá khác có tác dụng chữa chảy máu cam:

  •  Khi bị chảy máu cam, hãy hái ngay một lá xương sông hoặc vài lá bạc hà tươi, vò nát, đút vào lỗ mũi, máu sẽ ngừng chảy ngay.
  • Lá mã đề: Hái một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, thêm chút nước sạch rồi vắt lấy nước cốt uống, sau đó nằm yên trên giường, đầu gối cao, lấy bã đắp trên trán. Uống nước mã đề vài ngày liền sẽ chữa được chứng chảy máu cam vặt.
  • Gạo nếp: Gạo nếp một bát ăn cơm, rang vàng, tán mịn, mỗi lần uống 6-7 g với nước đun sôi để nguội. Sau đó dùng một tờ giấy vê thành cái ống nhỏ, chấm vào bột gạo nếp rồi thổi vào lỗ mũi đang chảy máu.
  • Lá dâu và cỏ nhọ nồi: Lá dâu bánh tẻ (không già, không non) 16 g, cỏ nhọ nồi 16 g, đổ 3 bát nước sắc còn một bát, để nguội mới uống. Có thể giã nát 2 thứ rồi lấy nước cốt uống.
  • Rễ cỏ tranh và lá tre: Rễ cỏ tranh 16 g, lá tre 16 g, thạch cao sống 12 g, đổ 3 bát nước, sắc lấy một bát, uống trong 1 lần, ngày dùng 1-2 lần.
  • Rau má và lá trắc bá: Lá trắc bá sao vàng 16 g, rau má 16 g, đổ 3 bát nước, sắc lấy 1 bát, uống trong 1 lần, mỗi ngày uống 1-2 lần. Có thể kết hợp lấy lá dâu non, lá nhọ nồi vò nát, nhét vào lỗ mũi có máu chảy, sau đó dùng khăn ướt đắp lên trán, nằm yên, đầu gối cao.
  • Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.
  • Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc), đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.
  • Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.
  •  Ngoài ra có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ trộn đều, nếu xuất huyết mũi trái thì đắp vào lòng bàn tay phải và ngược lại mũi phải thì đắp tay trái, huyết sẽ được cầm.
  • Lưu ý: Bệnh nhân bị chảy máu nhiều hoặc chảy máu do tăng huyết áp cần đến khám và cấp cứu tại các cơ sở y tế để tránh nguy hiểm do mất máu.

E. Chữa chảy máu cam bằng phương pháp đông y.
1.Nếu chảy máu cam liên tục dùng một trong các bài sau:

  • Vương bất lưu hành  30g, sắc đặc, uống nóng, ngày 1 thang.
  • Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3  lần uống với nước cơm.
  • Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200 ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. sẽ có tác dụng chỉ huyết.
  • Tam thất  6g, (hoặc tông lư bì 6g), tóc người 6g (sao tồn tính), tán bột ,  mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.
  • Nhân trung bạch (cặn nước tiểu) đem để lên hòn ngói mới cho khô, nghiền nhỏ pha thêm một ít xạ hương, hoà rượu nóng cho uống.

2.Trường hợp chảy máu cam do nhiệt

  • Dùng bài Tứ sinh (bốn loại lá tươi) gồm tiên sinh địa hoàng 24g, ngải cứu tươi 6g, trắc bá diệp tươi 9g, hà diệp tươi (hoặc bạc hà tươi) 9g, sắc uống
  • Hoặc trúc nhự 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 6g, bạch thược 6g, mạch môn đông 8g. Sắc uống ngày một thang.
  • Có thể dùng thiến thảo căn 10g, trắc bách diệp 5g, sinh địa 15g, ngũ vị tử 10g, hoàng cầm 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.

3. Trường hợp đổ máu cam do ảnh hưởng chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể

  • Do ăn nhiều thứ cay nóng làm cho vị nhiệt gây nên bệnh dùng thạch cao 24g, thục địa 24g, mạch môn đông 16g, tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, lô căn 12g, mao căn 12g. Sắc uống.
  • Trường hợp âm hư hoả vượng gây chảy máu cam  dùng  thục địa 24g, mạch môn đông 24g, tri mẫu 24g, ngưu tất 24g, huyền sâm 12g, a giao 12g, thiên môn đông 24g, ngẫu tiết 24g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
  • Nếu do can hoả vượng bốc lên dùng bài: sinh địa 16g, đương quy 12g, hoàng cầm 8g, trắc bá diệp 8g, xích phục linh 10g, cam thảo 6g, xích thược 12g, hương phụ 10g, sơn chi 10g, hoàng liên 6g, cát cánh 10g, ngưu tất 12g, sắc uống.
  • Nếu say sưa quá độ làm thương tổn đến phế mà  nục huyết dùng  bách thảo sương 20g, hoè hoa 80g, tán thành bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, chiêu với 60ml nước sắc  bạch mao căn..
  • Trường hợp chảy máu cam do phế nhiệt  dùng  bạc hà 6g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 16g, a giao 8g, mao căn 12g, mạch môn đông 12g, bồ hoàng 6g, bối mẫu 8g, tang bạch bì 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một  thang chia 2-3 lần.

Theo Bách khoa tri thức chăm sóc trẻ con toàn diện